Tefnakht

Tefnakht
Phù điêu của Tefnakht trên tấm bia năm thứ 8
Phù điêu của Tefnakht trên tấm bia năm thứ 8
Pharaon
Vương triều732 – 725 TCN (Vương triều thứ 24)
Tiên vươngOsorkon C (Đại thủ lĩnh Meshwesh)
Kế vịBakenranef
Tên ngai (Praenomen)
Shepsesre
Quý phái như Ra
M23L2
N5A50S29S29
Tên riêng
Tefnakht
G39N5
X1G1I9
N35
M3
Aa1
X1
Tên Horus
Siakhet[hor]
Con trai của Khet
G5
S32
mi
Tên Nebty
(hai quý bà)
Siakhetnebty
Sj3-ẖt
Con trai của Hai quý bà
G16
S32
F51
Con cáiBakenranef
ChaGemnefsutkapu

Shepsesre Tefnakht I[1] là pharaon sáng lập Vương triều thứ 24 ngắn ngủi trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã trị vì vào khoảng năm 732 đến 725 TCN, cùng thời với những năm cuối cùng của vua Shoshenq V (Vương triều thứ 22).

Tefnakht I vắng mặt trong biên niên sử Manetho, có lẽ vì ông là một kẻ cướp ngôi[2].

Thân thế

Một bức tượng do Tefnakht I dâng tặng cho thần Amun-Re đã tiết lộ nguồn gốc tổ tiên của nhà vua. Những dòng văn tự trên tượng cho biết, Tefnakht là con trai của Gemnefsutkapu và cháu nội của tư tế tên Basa ở Sais. Do đó, Tefnakht không phải là hậu duệ của các Đại thủ lĩnh Meshwesh và Libu, mà xuất thân từ một gia đình tư tế[3]. Con của Tefnakht là Bakenranef trở thành người kế vị sau đó.

Tefnakht có thể đã lật đổ Osorkon C, "Đại thủ lĩnh Meshwesh" và thống đốc của Sais, trở thành người cai trị Sais tiếp theo[4].

Tấm bia đánh dấu năm thứ 8 của Tefnakht I (Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens, Hy Lạp)

Trị vì

Tefnakht I đã cho dựng hai tấm bia vào các năm thứ 36 và 38 của Shoshenq V, với tư cách là một "Lãnh chúa của Sais". Năm thứ 38 đánh dấu ở Buto rất quan trọng không chỉ bởi Tefnakht sử dụng tước hiệu "Đại thủ lĩnh trên mọi vùng đất", mà còn là "Nhà tiên tri của Neith, WadjetHathor"[5]. Điều này cho thấy, Tefnakht đã nắm quyền kiểm soát toàn vùng Sais, Buto và Kom el-Hish ở phía tây nam trước khi Vương triều thứ 22 suy vong. Ai Cập lúc này bị chia cắt thành nhiều vùng, được cai trị bởi các tiểu vương thuộc Vương triều thứ 23, 24 và 25.

Tefnakht sau đó đã mở rộng quyền kiểm soát về phía nam, chiếm đóng thành phố Memphis và bao vây thành phố Herakleopolis của Piye. Điều này khiến Piye càng hết sức bất bình, đặc biệt là sau khi Nimlot, người cai trị Hermopolis, đồng minh của Piye, lại quay sang phe của Tefnakht[6].

Tuy nhiên, Piye nhanh chóng chiếm lại được Hermopolis, và các đồng minh của Tefnakht cũng mau chóng đầu hàng Piye. Lúc này, Tefnakht thực sự bị cô lập. Cuối cùng, ông đã gửi thử cầu hòa, tỏ lòng trung thành và chấp nhận làm chư hầu của Piye. Tất cả những chuyện này đều được ghi lại trên Tấm bia Đại thắng vào năm thứ 21 của Piye[6].

Xem thêm

  • Dan-El Kahn (1999), Did Tefnakht I rule as king ?, GM 173, tr.123-125

Chú thích

  1. ^ Peter A. Clayton (1994), Chronicle of the Pharaohs: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Thames and Hudson, London, tr.188 ISBN 978-0500050743
  2. ^ Bonhême, M.-A. (1987), Les noms royaux dans l'Égypte de la troisième période intermédiaire, IFAO, tr.228 ISBN 9782724700459
  3. ^ P.R. Del Francia, "Di una statuette dedicate ad Amon-Ra dal grande capo dei Ma Tefnakht nel Museo Egizio di Firenze", trong S. Russo (2000), Atti del V Convegno Nazionale di Egittologia e Papirologia, Firenze, 10-12 dicembre 1999, Firenze, tr.63-112, 76-82
  4. ^ Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited, tr.351 & 355 ISBN 978-0856682988
  5. ^ Kitchen, sđd, tr.362
  6. ^ a b “The Victory Stela of Piye”.
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios