Shoshenq V

Shoshenq V
Tấm bia đá năm 37 của Shoshenq V, phía trước là bức tượng của ông. Xung quanh là các tượng của bò thần Apis và thần Ptah (Bảo tàng Cairo)
Tấm bia đá năm 37 của Shoshenq V, phía trước là bức tượng của ông. Xung quanh là các tượng của bò thần Apis và thần Ptah
(Bảo tàng Cairo)
Pharaon
Vương triềuk. 767 – 730 TCN (Vương triều thứ 22)
Tiên vươngPami
Kế vịOsorkon IV hoặc Pedubast II ?
Tên ngai (Praenomen)
Aakheperre
Linh hồn vĩ đại của Ra
M23L2
N5O29VL1
Tên riêng
Shoshenq
G39N5
M8
M8
W24
N29
Tên Horus
Woserpehty
Sức mạnh vĩ đại
G5
wsrsF9
F9
Tên Nebty
(hai quý bà)
Woserpehty
Sức mạnh vĩ đại
G16
wsrsF9
F9
Tên Horus Vàng
Woserpehty
Sức mạnh vĩ đại
G8
wsrsF9
F9
Hôn phốiTadibast III ?
Con cáiOsorkon IV ?

Aakheperre Shoshenq V là pharaon áp chót của Vương triều thứ 22 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Triều đại của ông khá dài, bắt đầu từ khoảng năm 767 đến 730 TCN, tức kéo dài gần 40 năm[1].

Thân thế

Theo tấm bia đánh dấu năm thứ 11 của Shoshenq V, ông là con trai và là người kế vị trực tiếp của pharaon Pami[2].

Một cái khiên nhỏ bằng electrum của một hoàng hậu tên Tadibast III có ghi dòng chữ như sau: "Người mẹ thần thánh, Tadibast, vợ của Vua, đã sống" và "Con trai của Ra, Osorkon, mãi mãi". Trong số các vua mang tên Osorkon, chỉ có Osorkon IV là không rõ mẹ, vì thế Tadibast III có lẽ là mẹ ruột của vị vua này. Hơn nữa, Shoshenq V là vua tiền nhiệm của Osorkon IV, vì thế có lẽ Tadibast và Osorkon IV là vợ và con của ông[3][4]. Tuy nhiên, một vị vua mơ hồ có tên Pedubast II thường được đặt giữa Shoshenq V và Osorkon IV khiến cho việc xác thực mối quan hệ cha con giữa họ trở nên khó khăn hơn.

Trước khi phát hiện ra vị vua mờ nhạt Shoshenq IV, Shoshenq V thường được đánh thứ tự là IV[5].

Trị vì

Năm thứ 11 của Shoshenq V được chứng thực tại Memphis, là năm chôn cất con bò thiêng Apis vốn được nuôi từ thời vua Pami, cha ông và được thay thế bởi một Apis khác. Tuy nhiên ông hoàn toàn không được ghi nhận ở Thebes[6], do các thủ lĩnh Libya đã chiếm đóng nơi này[7]. Shoshenq cũng được chứng thực vào những năm thứ 8, 15 (hoặc 17), 19, 30 qua việc cống nạp cho các thủ lĩnh Libya.

Tên của ông lại xuất hiện trên tấm bia thuộc năm thứ 22 tại Atfih, dành riêng cho nữ thần Hathor[5][8]. Có lẽ trong năm thứ 30, Shoshenq đã cho tổ chức lễ kỷ niệm Sed (đánh dấu 30 năm trị vì) bằng cách xây một ngôi đền dành cho "bộ ba thần thánh Theban" (Amun, Mut, Khonsu) tại Tanis[9]. Từ các tàn tích còn sót lại, người ta biết rằng Shoshenq đã sử dụng chung một tên hiệu mới cho mình, và bổ sung thêm vào tên riêng và tên ngai của ông. Nhiều di tích chưa hoàn thành của Shoshenq V được khai quật tại Leontopolis[10].

Trong năm thứ 37, con bò Apis nuôi vào năm thứ 11 đã chết và được chôn cất. Điều này đã được ghi chép trong một tấm bia khá nổi tiếng và quan trọng có tên là "tấm bia Pasenhor", nơi ghi lại phả hệ của các tiên vương trước đây[2][9].

Năm thứ 36 và 38 của một vị vua vô danh được phát hiện trên tấm bia đá tại Buto được cho là thuộc về Shoshenq V, vốn được ghi chép bởi hoàng tử Tefnakht đương thời, người về sau sáng lập Vương triều thứ 24[11][12].

Shoshenq V qua đời vào khoảng trước năm 730 TCN, không rõ nơi chôn cất.

Hình ảnh

  • Tên Horus của Shoshenq V khắc trên một trụ đá bazan đen
    Tên Horus của Shoshenq V khắc trên một trụ đá bazan đen
  • Tấm bia đá năm thứ 11 của Shoshenq V
    Tấm bia đá năm thứ 11 của Shoshenq V
  • Tấm bia đá năm thứ 22 của Shoshenq V
    Tấm bia đá năm thứ 22 của Shoshenq V

Tham khảo

  • Karl Jansen - Winkeln (2006), "The Successors of Shoshenq V". The Chronology of The Third Intermediate Period: Dyns. 22 - 24, tr. 245 - 247
  • Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited ISBN 978-0856682988

Chú thích

  1. ^ Kitchen, sđd, tr. 92
  2. ^ a b Kitchen, sđd, tr. 84 - 85
  3. ^ Berlandini, Jocelyne (1979), "Petits monuments royaux de la XXIe à la XXVe dynastie". Hommages a Serge Sauneron: 1927–1976, quyển 1, Cairo, Imprimerie de l'Institut d'Archeologie Orientale, tr. 92-98
  4. ^ Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Oxford: Blackwell Books. tr. 330-331 ISBN 9780631174721
  5. ^ a b Peet, T.E. (1920). "A Stela of the Reign of Sheshonk IV". Journal of Egyptian Archaeology. 6: 56–57
  6. ^ Kitchen, sđd, tr.103
  7. ^ Kitchen, sđd, tr. 311 & 316
  8. ^ Kitchen, sđd, tr. 310 - 311, 521
  9. ^ a b Edwards, I.E.S. (1982). "Egypt: from the Twenty-second to the Twenty-fourth Dynasty". The Cambridge Ancient History (tái bản lần 2), quyển III, phần 1. Cambridge University Press. tr. 569 ISBN 0 521 22496 9
  10. ^ Kitchen, sđd, tr. 309 & 315
  11. ^ Kitchen, sđd, tr. 84, 112, 316
  12. ^ Karl Jansen - Winkeln, sđd
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios