Osorkon III

Osorkon III
Tượng quỳ của Osorkon III (Bảo tàng Cairo, CG 42197)
Tượng quỳ của Osorkon III (Bảo tàng Cairo, CG 42197)
Pharaon
Vương triềuk. 791 – 762 TCN ? (Vương triều thứ 23)
Tiên vươngShoshenq VI
Kế vịTakelot III
Tên ngai (Praenomen)
Usermaatre Setepenamun
Ra giàu công lý Ma'at, được Amun chọn
M23
t
L2
t
<
N5F12C10imn
n
U21
n
>
Tên riêng
Userken Meryamun Saiset
Osorkon, Amun yêu quý, con trai Isis
G39N5<
imn
n
U6H8
Z1
Q1V4Aa18M17D21
V31
N35
>
Tên Horus
Kanakht Khaimwaset
Bò đực khỏe mạnh ở Thebes
E1N28mR19
Tên Nebty
(hai quý bà)
Setibtawy
Trung tâm của hai vùng đất
Q1X1
F34
N19
Hôn phốiKaroadjet, Tentsai
Con cáiShepenupet I, Takelot III, Rudamun
ChaTakelot II
MẹKaromama II
Tấm bia mô tả Osorkon khi còn là tư tế. Trên đó có khắc tên của vua Takelot II, hoàng hậu Karomama II và Đại tư tế Nimlot C (ông của Osorkon)

Usermaatre Setepenamun Osorkon III Si-Ese là một pharaon thuộc Vương triều thứ 23 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Osorkon III được chứng thực rõ ràng trong biên niên sử của ông, bao gồm những văn tự ghi lại những hoạt động của ông khi còn là hoàng tử, được khắc trên Cánh cổng Bubastite tại Karnak[1].

Gia quyến

Osorkon III là con của pharaon Takelot II và hoàng hậu Karomama II, chị em ruột với Takelot II. Ông có một người em ruột là Bakenptah, dựa trên một văn bản có đánh dấu năm thứ 39 của Shoshenq III. Osorkon có 2 bà vợ: chính cung Karoadjet và thứ phi Tentsai[2]. Các người con:

  • Công chúa Shepenupet I, người con duy nhất của hoàng hậu Karoadjet, được phong "Vợ của thần Amun" và "Chúa tể của hai vùng đất"[3]. Khi Kashta, một vị vua của Vương triều thứ 25, mở rộng lãnh thổ đến vùng Thebes, ông đã buộc công chúa phải nhận con gái ông, Amenirdis I, làm người kế vị[4].
  • Takelot III, con của thứ phi Tentsai, kế vị trực tiếp của Osorkon III.
  • Rudamun, con của thứ phi Tentsai, kế vị Takelot III.

Trị vì

Osorkon III cai trị trong 28 năm, lên ngôi khoảng giữa những năm 790 TCN[5]. Một điều đáng lưu ý là ông đã không lên ngôi ngay lập tức sau khi đánh bại Shoshenq VI mà chờ khoảng 2 - 3 năm sau. Có thể đây là khoảng thời gian để Osorkon dẹp yên đám tàn dư của phe đối lập[6].

Osorkon III được chứng thực qua nhiều tấm bia và các khối gạch từ Herakleopolis Magna đến Thebes. Một tấm bia được phát hiện vào năm 1982 cho thấy rằng Osorkon III đã từng là một Đại tư tế trước khi làm vua[7]. Theo đó, Osorkon III được đồng nhất với tư tế Osorkon B, người đã đánh bại đối thủ vào năm thứ 39 của Shoshenq III. Giả thuyết này sau đó được nhiều nhà Ai Cập học chấp nhận.

"Văn khắc mực nước sông Nin" số 6 và 7 đánh dấu năm thứ 6 và 7 của Osorkon III, ông đã gọi mẹ mình là thái hậu Kamama Merymut. Trong khi đó, mẹ của tư tế Osorkon B là Ka(ra)mama Merymut II. Sự khác biệt đôi chút về tên của bà chắc chắn chỉ đến cùng một người, Osorkon III, cũng là Osorkon B[8][9].

Cũng theo các nhà nghiên cứu, Osorkon đã sống đến khoảng 80 tuổi, vì sức yếu nên ông đã chọn Takelot III là người đồng cai trị với mình. Điều này được ghi chép trong "Văn khắc mực nước sông Nin" số 13[10].

Chú thích

  1. ^ Ricardo Augusto Caminos (1958). The Chronicle of Prince Osorkon. Roma: Pontificium Institutum Biblicum ISBN 978-8876532375
  2. ^ Kitchen (1996), sđd, tr.309
  3. ^ László Török: The Kingdom of Kush: Handbook of the Napatan-Meroitic Civilization, tr.148 ISBN 90-04-10448-8
  4. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.231 ISBN 0-500-05128-3
  5. ^ Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited, tr.448 ISBN 978-0856682988
  6. ^ Aidan Dodson (2015), Monarchs of the Nile, British Academic Press, tr.155 ISBN 978-9774167164
  7. ^ Akoris. Report of the Excavations at Akoris in Middle Egypt, 1981-1992, The Paleological Association of Japan inc. (Egyptian Committee), tr.301–305, bảng 116
  8. ^ David Rohl & Peter James (1982-1983): An Alternative to the Velikovskian Chronology for Ancient Egypt, SIS Workshop, quyển 5
  9. ^ Kitchen (1996), sđd, tr.74 & 209
  10. ^ Jürgen von Beckerath (1966). "The Nile Record Level Records at Karnak and Their Importance for the History of the Libyan Period (Dynasties XXII and XXIII)". Journal of the American Research Center in Egypt 5: tr.50
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios