Viện Y học cổ truyền Quân đội

Viện Y học cổ truyền Quân đội
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thành lập4 tháng 7 năm 1978; 45 năm trước (1978-07-04)
Phân cấpViện Nghiên cứu (Nhóm 5)
Nhiệm vụĐiều trị, nghiên cứu khoa học và đào tạo
Quy mô1.500 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Bộ chỉ huy442, Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
Khẩu hiệuQuân đội trung hiếu
Nam dược thần hiệu
Websitehttp://yhoccotruyenqd.vn/
Chỉ huy
Giám đốc
PGS.TS Phạm Xuân Phong
Chính ủy
TS Trần Công Trường
  • x
  • t
  • s

Viện Y học cổ truyền Quân đội [1] trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là đơn vị đầu ngành về y học cổ truyền (YHCT) trong toàn quân và là một trong năm cơ sở YHCT lớn nhất Việt Nam. Viện phát triển theo mô hình viện - trường tại hai cơ sở, ở miền Bắc và miền Nam.

Lịch sử hình thành

  • Viện YHCT Quân đội đư­ợc thành lập ngày 04/7/1978 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Đông y Quân đội.[2]
  • Trong quá trình phát triển, đơn vị đã trải qua quá trình chuyển đổi và bổ sung chức năng từ bệnh viện (hospital, từ 1978 - 1993) với chức năng chính là điều trị, sang viện nghiên cứu (institute, từ 1994 - nay), để tăng c­ường chức năng nghiên cứu khoa học và bổ sung chức năng đào tạo sau đại học.
  • Sự phát triển này đ­ược đánh dấu bằng mỗi b­ước trư­ởng thành của đơn vị, như­ nâng cấp từ bệnh viện loại B lên loại A; điều trị từ chuyên khoa nhỏ đến đa khoa sâu; huấn luyện - đào tạo từ bậc y tá, đến y sĩ, bác sĩ, thạc sĩ và nay là tiến sĩ; nghiên cứu từ đề tài cơ sở, đến đề tài cấp ngành, cấp bộ và nay là cấp nhà n­ước; quy mô điều trị từ mấy chục giư­ờng bệnh đến nay là 500 giường bệnh; diện tích từ một vài hecta đến nay là năm hecta; địa giới từ chỉ đặt ở Hà Nội đến nay đã xây dựng phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh...
  • Hiện tại, Viện YHCT Quân đội được tổ chức theo mô hình bệnh viện - viện nghiên cứu - trường học và đ­ược gọi tắt là mô hình viện - tr­ường để thực hiện 3 chức năng chính là điều trị, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Viện là đơn vị đầu ngành về YHCT trong toàn quân, đư­ợc xếp hạng I và là một trong những cơ sở YHCT lớn nhất Việt Nam. Năm 2008, Viện đư­ợc bổ sung nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ Trung ương. Năm 2011, Viện đư­ợc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành YHCT.

Nhiệm vụ

  • Điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ Trung ương;
  • Điều trị cho cán bộ trung, cao cấp trong quân đội;
  • Nghiên cứu khoa học;
  • Đào tạo, huấn luyện;
  • Thừa kế, chỉ đạo các tuyến quân y trong toàn quân về YHCT;
  • Hợp tác quốc tế

Lãnh đạo hiện nay

  • Giám đốc, Bí thư Đảng ủy: Thiếu tướng PGS.TS. Phạm Xuân Phong
  • Phó Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy: Đại tá TS. Trịnh Hoài Nam
  • Phó Giám đốc: TS. Lê Hồng Phú
  • Phó Giám đốc: TS. Lưu Trường Thanh Hưng

Tổ chức Đảng

Tổ chức chung

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Viện Y học cổ truyền quân đội theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Viện Y học cổ truyền quân đội là cao nhất.
  • Chi bộ các Phòng, ban, Khoa, cơ quan đơn vị trực thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội

Thành phần

Về thành phần của Đảng ủy Viện Y học cổ truyền quân đội thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Phó Giám đốc Chính trị
  2. Phó Bí thư: Giám đốc

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Chính trị
  2. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Tham mưu - Hành chính
  3. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Hậu cần - Kỹ thuật
  4. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Điều dưỡng
  5. Đảng ủy viên: Trưởng ban Tài chính
  6. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  7. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  8. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  9. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa

Tổ chức chính quyền

Cơ quan

  • Phòng Chính trị
  • Phòng Tham mưu - Hành chính
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
  • Phòng Điều dưỡng
  • Trung tâm Huấn luyện Đào tạo - Chỉ đạo tuyến
    • Giám đốc: TS. Vũ Tam Lân
  • Ban Tài chính
  • Ban Quân lực
  • Ban Khoa học Quân sự
    • Trưởng ban: TS. Đinh Thanh Hà
  • Ban Công tác xã hội
  • Ban Quản lý chất lượng bệnh viện

Khối Lâm sàng

  • Trung tâm Đột quỵ
    • Giám đốc: TS. Nguyễn Hùng Sơn
  • Trung tâm Thừa kế - Thử nghiệm lâm sàng
    • Giám đốc: BSCKII. Bành Thu Quyên
  • Khoa Cán bộ Quân đội cao cấp (A1)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Nguyễn Vinh Quốc
  • Khoa Tim mạch - Nội tiết (A2)
  • Khoa Tiêu hóa và Mạch máu
  • Khoa Truyền nhiễm (A4)
  • Khoa Ung bướu (A6)
  • Khoa Xương khớp (A7)
  • Khoa Da liễu - Dị ứng (A8)
  • Khoa Lão khoa
  • Khoa Châm cứu - Dưỡng sinh (A10)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Nguyễn Thị Ngọc Châu
  • Khoa Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (A11)
  • Khoa Nam học - Thận - Tiết niệu (A14)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Trương Minh Tuấn
  • Khoa Hồi sức tích cực
  • Khoa Quốc tế
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Lê Hồng Tuyến
  • Khoa Ngoại chung (B3)
  • Khoa Ngũ quan (B7)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Phạm Lê Bách
  • Khoa Phụ Sản (B11)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Phạm Thị Vân Anh

Khối Cận Lâm sàng

  • Khoa Khám bệnh (C1)
    • Chủ nhiệm khoa: TS. Trần Thị Hồng Thúy
  • Khoa Cấp cứu (C13)
  • Khoa Xét nghiệm - Giải phẫu bệnh
  • Khoa Chẩn đoán chức năng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh (C8)
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Dược (C9)
  • Khoa Trang bị (C10)
  • Khoa Nghiên cứu thực nghiệm

Thành tích[4]

  • Trong 35 năm qua, Viện đã hợp tác với các trung tâm nghiên cứu lớn của quân đội và quốc gia để thực hiện trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) các cấp; trong đó, có 7 đề tài, chư­­ơng trình cấp Nhà n­ước, 2 đề tài hợp tác quốc tế, 40 đề tài cấp Bộ. Qua đó, năng lực NCKH của Viện không ngừng phát triển.
  • Đến nay, Viện đã đào tạo đư­ợc 11 khoá cao học chuyên ngành YHCT với 136 học viên; 19 khoá bác sĩ với 432 học viên; 22 khoá y sĩ với 919 học viên. Toàn bộ học viên sau khi tốt nghiệp đã về các đơn vị trong và ngoài quân đội công tác, góp phần nâng cao chất l­ượng khám, chữa bệnh, NCKH và phát triển YHCT tại các tuyến.
  • Qua những nỗ lực đầu t­ư về mọi mặt nhằm phát triển đơn vị, ngày 07/11/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyết định đào tạo tiến sĩ chuyên ngành YHCT cho Viện. Tháng 8/2012, khoá tiến sĩ YHCT đầu tiên với 6 học viên đã đ­ược chiêu sinh. Hiện nay, Viện đang tuyển sinh khoá 2.
  • Viện đã tạo ra đ­ược trên 60 chủng loại thuốc. Hàng năm, đơn vị sản xuất trên 100 tấn dư­ợc phẩm các loại phục vụ điều trị nội và ngoại trú dư­ới dạng­: viên hoàn, viên nang, viên nén, cao lỏng, chè tan, thuốc bột...

Giám đốc qua các thời kỳ

  • Bs.Vũ Văn Ngạn
  • Bs.Hoàng Thủ
  • GS.Bành Khìu
  • Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Chính ủy qua các thời kỳ

  • 2008 -2012, Trương Quốc Trung, Thiếu tướng (2008)
  • 2012-nay, Nguyễn Thị Thanh Hà, Thiếu tướng (2012) nữ tướng thứ năm của Quân đội nhân dân Việt Nam

Chú thích

  1. ^ “Trang chủ Viện Y học cổ truyền Quân đội”.
  2. ^ “Lịch sử hình thành Viện Y học cổ truyền”.
  3. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”.
  4. ^ “Giới thiệu Viện YHCT QD”.
  • x
  • t
  • s
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Đảng
Quân ủy Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thể
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
Tổng cục (6)
Quân chủng (4)
Binh chủng (6)
Quân khu (7)
Quân đoàn (3)
Bộ Tư lệnh (3)
Học viện (6)
Trường Sĩ quan (3)
Cục và tương đương
trực thuộc Bộ (14)
Bệnh viện (3)
Viện nghiên cứu (5)
Trung tâm (2)
Doanh nghiệp (14)
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
Tổng cục Chính trị
Tổng cục Kỹ thuật
Tổng cục Hậu cần
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
Quân chủng Hải quân
Quân chủng PK-KQ
Bộ đội Biên phòng
Cảnh sát biển
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
Học viện Kỹ thuật QS
Học viện Quân y
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã